Thành phần cấu tạo từ các chất bán dẫn, có chức năng chuyển đổi qua năng thành điện năng.
Hệ thống điện mặt trời hòa lưới bắt đầu từ các tấm pin năng lượng mặt trời (1) thu quang năng chuyển hóa thành điện năng 1 chiều (DC). Dòng điện này chạy vào bộ hòa lưới điện mặt trời (2) và được biến đổi thành dòng điện xoay chiều (AC) đưa vào nhà (3) cung cấp cho các thiết bị trong gia đình. Ngay lúc này xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau:
Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới chia làm hai công đoạn. Công đoạn đầu tiên là lắp tấm pin năng lượng mặt trời và công đoạn còn lại là lắp đặt bộ hòa lưới. Công đoạn lắp tấm pin mặt trời đòi hỏi nhiều kỹ thuật hơn. Mỗi tấm pin có cân nặng từ 20 đến 25kg, diện tích từ 1.6m2 đến 2m2. Do vậy tính toàn bộ trong lượng của hệ pin mặt trời trên mái là khá lớn nhưng ứng suất trên toàn tấm pin là không nhiều. Để biết được báo giá lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới được chính xác nhất, đầu tiên quý khách cần xác định được nhà mình thuộc kiểu mái nào sau đây?
Mỗi nhà có một kết cấu khác nhau, việc lắp đặt tấm pin mặt trời trên mái đòi hỏi đơn vị có kinh nghiệm cao để không bị ảnh hưởng tới các chi tiết sẵn có của căn nhà. Đơn vị lắp đặt năng lượng mặt trời nào vừa có kinh nghiệm lại có sự đa dạng về kỹ thuật lắp thì càng được sự tín nhiệm của khách hàng. Dưới đây Homysun xin giới thiệu 3 dang mái nhà thông dụng nhất tại Việt nam:
Dạng mái đầu tiên chúng tôi muốn giới thiệu đó là lắp đặt tấm pin lên mái tôn. Kiểu lắp đặt này khá đơn giản vì chỉ cần bắt thanh ray nhôm chuyên dụng lên kèo nhà có sẵn mà không cần phải gia cố thêm các chi tiết khác.
Để lắp điện mặt trời hòa lưới trên sân thượng hay sàn bê tông thì ngoài các thanh ray nhôm chuyên dụng, ta còn phải thiết kế giàn khung sắt bám trụ vào sàn giúp cố định hệ pin mặt trời vào sàn.
Các tòa nhà biệt thự thường đi với thiết kế mái ngói nhằm tôn vinh vẻ trang trọng của ngôi nhà. Đi kèm với việc đó là sự nan giải để lắp giàn pin mặt trời lên. Chính vì vậy chị phí lắp đặt sẽ cao hơn 2 trường hợp kia.
Bộ hòa lưới điện mặt trời thông thường được thiết kế cấp bảo vệ tử IP65 cho đến IP68 chịu được tác động từ bên ngoài. Tuy vậy để gia tăng tối đa tuổi thọ của thiết bị này, chúng tôi khuyến cáo quý khách vẫn nên đặt chi tiết này bên trong nhà, vừa đảm bảo tính thấm mỹ, hiện đại của ngôi nhà lại tận dụng tối đa thời gian sử dụng hệ thống.
Trên đây là sơ đồ khối cách nối dây lắp đặt bồ hòa lưới điện mặt trời.
Giàn pin mặt trời trên mái được kết nối qua các giắc cắm MC4 nối xuống tủ điện, qua bộ ngắt DC rồi dẫn vào bộ hòa lưới. Ngõ ra của bộ hòa lưới lại được kết nối qua ngắt AC, điện ở ngõ ra lúc này đã được sử dụng bình thường. Để đo được lượng điện sinh ra là bao nhiêu thì chúng ta có 2 tùy chọn: hoặc sử dụng đồng hồ đo điện thông thường đặt ngay trong tủ điện AC hoặc thông qua các thiết bị giám sát truyền tín hiệu RS485 giao tiếp wifi để xem trực tiếp trên ứng dụng.
Cầu chì nối lưới có tác dụng bảo vệ an toàn nếu có trường hợp lỗi bộ hòa lưới. Tất cả các thiết bị bao gồm ngắt DC, ngắt AC và cầu chì nối lưới được đặt gọn trong 1 tủ điện duy nhất nhất đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.
Cách tính công suất hệ thống điện mặt trời: gia đình anh Homysun xài điện trung bình 1.000.000VND tiền điện mỗi tháng, trong đó có 60% lượng điện được sử dụng vào buổi sáng. Hỏi anh Homysun nên đầu tư hệ thống điện mặt trời công suất bao nhiêu là phù hợp?
Giải đáp: Gia đình anh Homysun sử dụng tiền điện 1.000.000VND/tháng tuy nhiên chỉ có 60% lượng điện tiêu thụ vào buổi sáng nên ta chỉ thiết kế hệ thống điện mặt trời đáp ứng vừa đủ nhu cầu sử dụng điện của nhà anh vào buổi sáng tức: 60%x1.000.000= 600.000 VND.
Theo số liệu thống kê từ dự án PVGIS – dự án nghiên cứu về phân bố bức xạ mặt trời trên toàn cầu được phát triển bởi Trung Tâm Nghiên Cứu Chung Ủy Ban Châu Âu (European Commission Joint Research Centre) thì số giờ nắng vào buổi sáng ở Việt Nam trung bình là 4 giờ. Mỗi ngày chúng ta cần tiết kiệm cho gia đình anh Homysun là: 600.000/30=20.000VND trong khi giá thành trung bình cho mỗi kwh điện ở Việt Nam là 2.000VND/kwh. Vậy hệ thống cần lắp đặt có công suất đỉnh:
P = 20.000/2.000/4 = 2.5 kwp.
Theo mặt bằng giá thị trường hiện nay, mỗi kwp năng lượng mặt trời có giá thành dao động từ 14.000.000VND đến 25.000.000VND tùy thuộc vào mặt bằng bố trí và tổng công suất lắp đặt. Vậy nếu đặt trường hợp điều kiện lắp đặt ở nhà anh Homysun là thuận lợi và lý tưởng thì để tiết kiệm 600.000VND, anh chỉ phải đầu tư khoảng 35.000.000VND. Tính ra anh chỉ mất 4.8 năm để thu hồi vốn (hệ thống điện mặt trời được bảo hành công suất lên đến 25 năm). Tuy nhiên đó chỉ là áp dụng với mức tiền điện hiện tại, trong khi đó giá điện mỗi năm mỗi tăng không cần báo trước nên xét cho cùng khả năng hoàn vốn rơi vào tầm 4 năm. Đây là một quyết định đúng đắn cho những nhà đầu tư nghĩ cho một tương lai bền vững.
Nhìn chung, chi phí lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới hiện nay đã giảm hẳn so với những năm trước, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư có tầm nhìn xa trông rộng. Việc lắp điện mặt trời không những mang lại một giá trị đẳng cấp cho cá nhân hay doanh nghiệp mà còn đóng góp vì một môi trường xanh sạch đẹp.
Nói đi thì cũng nói lại, điều khó khăn duy nhất hiện tại đối với ngành năng lượng mặt trời ở Việt Nam là chính sách của nhà nước vẫn chưa thật sự triển khai việc thu mua điện dư do mặt trời tạo ra. Mặc dù đã có những văn bản thi hành từ bộ công thương, song tính đến đầu năm 2019, chúng ta vẫn còn phải chờ những hướng dẫn chính thức về việc ký kết hợp đồng mua bán điện giữa doanh nghiệp, cá nhân với EVN.
Chính vì lý do đó, Homysun luôn thiết kế một hệ thống điện chỉ đáp ứng vừa đủ lượng điện mà khách hàng cần chứ không lắp dư hơn so với công suất trừ khi khách hàng yêu cầu.
Cập nhật: Kể từ ngày 27.3.2019 đã có thông tin chính thức thu mua giá điện từ EVN, chi tiết tham khảo tại đây.