Giá Điện Mặt Trời Hòa Lưới Cho Các Nhà Xưởng, Cao Ốc Giảm
Khi tiền điện có xu hướng tăng lên, giá điện mặt trời hòa lưới lại giảm không chỉ ở các hộ gia đình mà còn ở các nhà xưởng, doanh nghiệp hay cao ốc văn phòng, do càng ngày có càng nhiều các doanh nghiệp lắp đặt điện mặt trời cạnh tranh với nhau.
Giá điện mặt trời hòa lưới là bao nhiêu?
Chính vì lý do ngành năng lượng mặt trời ngày càng hot nên có rất nhiều công ty điện mặt trời mọc lên. Người được hưởng lợi ích sau cùng vẫn là khách hàng sẽ được hưởng mức giá cạnh tranh nhất. Giá điện mặt trời hòa lưới dao động từ 14 đến 20 triệu đồng trên 1 kwp và tùy theo chủng loại pin và công suất lắp đặt.
Tuy vậy, giá điện mặt trời hòa lưới không còn quan trọng, có thể sử dụng điện mặt trời mà không cần đầu tư.
Với nhiều giải pháp đa dạng, ngoài các doanh nghiệp đầu tư hệ thống điện mặt trời trọn gói trên nhà xưởng lên tới hàng tỷ đồng, có nhiều công ty năng lượng đầu tư điện mặt trời trên mái chủ nhà và bán điện lại cho gia chủ với mức giá phải chăng hơn so với EVN.
Cao ốc văn phòng SCS (Khu công nghệ cao Tp.HCM) đã đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên tầng thượng kể từ tháng 4 – 2019.
Theo bà Phạm Thị Thanh Thủy (tổng giám đốc Công ty TNHH Sacom – Chíp Sáng, đơn vị quản lý tòa nhà), hệ thống bao gồm 470 tấm pin với công suất khoảng 454kW sẽ tiết kiệm chi phí tiền điện cho cả tòa nhà, đủ để chiếu sáng cho tòa nhà và sân vườn.
Đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư để bán lại như trên. Cụ thể là tòa nhà Gigamall ( Thủ Đức) cũng vận hành một hệ thống hơn 1.000 tấm pin trên tầng thượng.
Theo Giám đốc vận hành Gigamall, hệ thống này đáp ứng đủ lượng điện cho một tầng của trung tâm. Hơn nữa, các tấm pin còn giúp hạ nhiệt và cân bằng ánh sáng ở các khu vực có mái nhà bằng kính.
Ở quận Phú Nhuận, hệ thống điện mặt trời được lắp trên tầng thượng của một cao ốc bởi công ty CP đầu tư Điện Xanh đã đáp ứng được 20% lượng điện của tòa nhà này vào đầu năm nay.
Giám đốc công ty CP đầu tư Điện Xanh – ông Thái Huy Đức cho biết, giá điện kinh doanh cao hơn điện sản xuất 1,5 lần, do đó, các cao ốc và trung tâm thương mại đầu tư điện mặt trời đạt được hiệu quả kinh tế lớn.
Cũng theo ông Đức, xu hướng điện mặt trời đang ngày càng phát triển, đã có nhiều KCN, cao ốc, trung tâm thương mại liên hệ với công ty để tính toán cho việc lắp đặt. Trong đó, các mái nhà xưởng và KCN ở phía Nam có nhiều tiềm năng bởi diện tích mái nhà rộng rãi để đầu tư hệ thống có công suất cao. Ngoài hiệu quả kinh tế còn có tác dụng cách nhiệt tốt cho nhà xưởng.
Trường hợp nếu doanh nghiệp không sử dụng hết lượng điện do mặt trời tạo ra thì sẽ được bán với giá điện mặt trời hòa lưới cho EVN là 2.134 đồng/kwh.
Ngoài lợi ích tiết kiệm chi phí tiền điện, việc lắp đặt điện mặt trời còn có tác dụng cách nhiệt.
Theo thông tin từ ông Lê Văn Trung – chủ tịch HĐTV Công ty Nơ Xanh ở KCN Hiệp Phước (huyện Nhà Bè, TP.HCM), điện phát ra trong ngày đến 12h trưa là 460kW và dự tính đến khi tắt nắng, sản lượng sẽ đạt đến 900kW.
Từ khi hệ thống được lắp đặt vào tháng 1 – 2019 đến nay, công suất đạt 700 – 800kWh trong những ngày ít nắng và lên tới 1.200kWh trong những ngày nắng nhiều.
Ông Trung đã đầu tư 42 tỷ đồng để lắp 720 tấm pin với diện tích gần 1.500km vuông trên mái nhà xưởng. Theo ông, trung bình một ngày nhà xưởng tiêu thụ từ 2.800 – 3.000kWh. Kể từ khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời, một tháng ông tiết kiệm được khoảng 60 triệu tiền điện (trên 30%).
Với con số đó, ông dự tính vốn đầu tư sẽ thu hồi lại trong 6 năm và còn có lãi ở các năm sau vì hệ thống hoạt động đến 25 năm.
Ông còn cho biết thêm, dù vay ngân hàng 70% vốn đầu tư nhưng sau khi khấu trừ phần tiền lãi, khoản đầu tư này vẫn đem lại lợi nhuận. Bên cạnh đó, hệ thống pin mặt trời còn có tác dụng cách nhiệt cho nhà xưởng trong các ngày nắng nóng vừa qua.
Theo ông Trung, thông thường nếu nhiệt độ bên ngoài là 32 độ C thì nhiệt độ trong nhà xưởng sẽ là 35 độ, nhưng từ khi lắp đặt hệ thống, nhiệt độ chỉ ở mức khoảng 29 độ C. Tại Công viên nước Đầm Sen, KCN Tân Bình, KCX Linh Trung… cũng đã có nhiều nhà xưởng đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời.
Điện được đảm bảo bởi lưới điện.
Hiện nay, đã có trên 300 cao ốc đăng ký lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà (theo tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM – ông Phạm Quốc Bảo). Ông khẳng định vẫn đảm bảo sự điều độ kể cả khi điện mặt trời hòa lưới với công suất thấp hơn 10%. Do đó, ở Tp.HCM có thể lắp nối lưới với tổng công suất là 400 – 500kW (hiện nay chỉ là 16 – 17kW).
Theo Ngân hàng Thế Giới thống kê, tổng tiềm năng lắp đặt tại Tp.HCM là 3.000 MW. Song, ông Bảo cho biết con số thực tế là chưa tới mức đó. Trong đó, con số khả thi lắp đặt riêng cho các cao ốc là 150 – 200 MW.
Chi phí lắp đặt bình quân là 20 triệu đồng/kW công suất lắp đặt. Để Tp.HCM có 50 – 80kW điện mặt trời thì phải bỏ ra 1.000 – 1.500 tỷ đồng. Ông Bảo cho biết nguồn vốn này phải được huy động từ các nguồn lực xã hội, nhất là những doanh nghiệp dịch vụ do ban ngày chính là thời điểm năng lượng mặt trời được sản sinh mạnh nhất – trùng với cao điểm sản xuất và dịch vụ.
Điện mặt trời lan rộng.
Ngoài Tp.HCM, các tỉnh phía Nam (Tây Ninh, Cà Mau, Cần Thơ…) cũng đã tiến hành vận hành hệ thống điện mặt trời.
Ở Long An, Công ty Dinsen và Công ty CP nhựa Rạng Đông Long An đã vận hành hệ thống trên mái nhà xưởng với công suất lần lượt là 1 MW và 4,5 MW.
Theo đại diện Sở KH-CN tỉnh Long An cho biết, cơ quan hành chính của tỉnh cũng đã lắp đặt hệ thống áp mái, tiết kiệm 25% điện năng tiêu thụ.
Theo Tổng công ty Điện lực miền Nam, đã có 1.200 khách hàng tại 21 tỉnh thành miền Nam đầu tư điện mặt trời với sản lượng phát lên lưới khoảng 3 triệu kWh.
Đầu tư điện mặt trời cho KCN.
Tại Tp.HCM có lợi thế là 17 khu chế xuất, KCN và Khu công nghệ cao (hơn 1.300 doanh nghiệp), đây là tiềm năng lớn để phát triển điện mặt trời trên mái nhà.
Chương trình điện mặt trời mái nhà đã được Hiệp hội các doanh nghiệp KCN TP.HCM triển khai, có các đối tác cung cấp thiết bị, ngân hàng và doanh nghiệp trong KCN đã lắp đặt.
Do hệ thống điện lưới quốc gia chịu nhiều áp lực cung ứng điện nên cần phát triển các dự án điện mặt trời, cụ thể là điện mặt trời áp mái.