Năng Lượng Tái Tạo Điện Mặt Trời Bổ Sung Hơn 2.000 MW Điện
Tại Hội thảo đối tác công tư Việt – Nhật về năng lượng tái tạo điện mặt trời, điện gió được tổ chức bởi Bộ Công thương buổi sáng ngày 27-2, Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng đưa ra những thông tin quan trọng.
Với những chính sách khuyến khích của Chính phủ, cho đến thời điểm hiện tại, năng lượng tái tạo chiếm đến khoảng trên 40% trong tổng công suất điện tạo ra. Các dự án năng lượng tái tạo điện mặt trời, điện gió đã và đang được rất nhiều nhà đầu tư ngoài nước và trong nước quan tâm.
Ông Vượng cho biết cho đến thời điểm này, có tới 4000MW điện được tạo ra từ các dự án thủy điện nhỏ trong một hệ thống điện với tổng công suất gần 50000 MW. Cuối năm nay dự kiến có khoảng 1000 MW điện mặt trời được tạo ra do các nhà máy điện mặt trời đi vào vận hành cùng với hơn 1000 MW điện gió.
Điện năng lượng mặt trời
Tuy nhiên, cho đến nay thì các dạng năng lượng tái tạo điện mặt trời, sinh khối, thủy điện nhỏ, rác thải,… mới chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ, công suất khoảng 150 MW điện sinh khối và 52 MW điện gió.
Mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo của Chính phủ là ưu tiên phát triển trong lĩnh vực điện năng, tăng tỉ lệ điện sản xuất được nhờ năng lượng tái tạo điện mặt trời, điện gió,… từ mức 3,5% năm 2010 lên 4,5% tổng điện năng vào 2020, tăng 6% vào năm 2030.
Ông Vượng cho biết do nhu cầu sử dụng điện tăng cao trung bình 10% mỗi năm nên việc cơ cấu hợp lý lại các nguồn điện là vô cùng cần thiết, bao gồm các nguồn chính như: thủy điện, năng lượng tái tạo, nhiệt điện dầu, nhiệt điện than.
Trong thời gian tới, Chính phủ có chủ trương tập trung vào năng lượng tái tạo, năng lượng sơ cấp, đặc biệt là điện gió và điện mặt trời. Tuy nhiên các loại năng lượng truyền thống vẫn phải được duy trì hợp lý, đảm bảo cung cấp đủ điện cho đất nước.