Điện Mặt Trời Tỉnh Bình Phước Tập Trung Phát Triển Kinh Tế
Theo như tính toán, đầu tư 1MWp điện mặt trời thì số tiền ngân sách nhà nước thu được là 1 tỷ đồng. Như vậy, đầu tư 800MWp điện mặt trời tỉnh Bình Phước thì sẽ đóng góp vào ngân sách nhà nước một số tiền rất rất lớn…
Theo quyết định số 11/2017/QĐ-TTq của Thủ tướng Chính phủ về “Cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam”, điện mặt trời tỉnh Bình Phước luôn được tập trung đầu tư nguồn lực và được kêu gọi phát triển, đặc biệt là trên những vùng đất không thể dùng để canh tác.
Gần đây, dự án điện mặt trời tỉnh Bình Phước, huyện biên giới Lộc Ninh với quy mô 800 MWp đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt.
Lãnh đạo kiểm tra dự án điện mặt trời tỉnh Bình Phước
Từ cuối năm 2018, Công trình đường dây và trạm biến áp 220 kV Lộc Ninh – Bình Long 2 đã được khởi công thực hiện bởi Công ty Cổ phần Tập đoàn Hưng Hải để phục vụ cho dự án, đấu nối các nhà máy điện mặt trời trên địa bàn huyện Lộc Ninh vào hệ thống điện quốc gia, tổng đầu tư 1200 tỷ đồng, chiều dài đường dây gần 30km, chạy qua 5 xã của huyện Lộc Ninh và điểm cuối là trạm 220kV Bình Long 2.
Có thể nói đây là hạng mục cần khẩn trương trong truyền tải điện, nhằm hòa lưới điện nhà nước. Chủ đầu tư dự án đã ký hợp đồng với 10 nhà thầu để thực hiện đầu tư tuyến đường dây này, dự kiến thời gian hoàn thành từ 12/2018 – 6/2019.
Đất tại tỉnh Bình Phước rất khó canh tác, không thể làm nông nghiệp, đã có nhiều đơn vị đầu tư trồng cao su như đa phần bị thất mùa. Ngược lại, địa bàn này lại có cường độ bức xạ mặt trời đặc biệt lớn, mặt bằng trống, đường xá thông thoáng, không thuộc lâm phận, nằm ngoài vùng an ninh quốc phòng nên việc giải phóng mặt bằng diễn ra nhanh gọn.
Chủ tịch UBND huyện Lộc Ninh – ông Hoàng Nhật Tân cho biết, tỉnh Bình Phước rất kỳ vọng vào các dự án điện mặt trời, bởi các dự án này sẽ giúp cải thiện cơ cấu kinh tế của tỉnh. Hiện dự án đang được tập đoàn Hưng Hải triển khai nhanh, đồng bộ, hoàn tất các thủ tục pháp lý và phối hợp đền bù giải phóng mặt bằng.
Giám đốc Sở Công thương Bình Phước, ông Nguyễn Anh Hoàng cho biết trong khi các nguồn năng lượng như nhiệt điện, thủy điện,… ngày càng khó khăn thì việc lựa chọn phát triển điện mặt trời tỉnh Bình Phước là rất hợp lý và khôn ngoan. Nó giúp cung cấp điện cho nền kinh tế, sản xuất, đời sống nhân dân,… đặc biệt là mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, công ăn việc làm cho lao động trong khu vực được giải quyết trong cả giai đoạn nhà máy được xây dựng và giai đoạn các nhà máy đi vào hoạt động.
Chủ đầu tư dự án tích cực tiến hành thực hiện dự án, được hỗ trợ về mặt thủ tục, mặt bằng,… tại các địa phương sao cho dự án được hoàn thành và đi vào hoạt động sớm nhất có thể. Nếu đầu tư 1 MWp điện mặt trời thì ngân sách Nhà nước thu được 1 tỷ, đầu tư 800MWp thì sẽ mang lại nguồn thu khổng lồ. Hơn nữa, cần từ 100-150 nhân lực để một nhà máy đi vào hoạt động, điều này cho thấy dự án sẽ góp phần giải quyết việc làm đáng kể cho lao động tại khu vực này.