Năng Lượng Sạch Lần Đầu Tiên Chiến Thắng Nhiên Liệu Hóa Thạch
Theo Bloomberg NEF, lần đầu tiên các nước đang phát triển bổ sung thêm nhiều năng lượng sạch hơn so với việc sản xuất nhiên liệu hóa thạch, đi trước các quốc gia phát triển trong việc thúc đẩy năng lượng xanh toàn cầu.
Theo khảo sát Climatescope hàng năm của BNEF được phát hành vào thứ ba, năng lượng gió và mặt trời chỉ chiếm hơn một nửa trong số 186 gigawatt công suất điện mới ở các nước đang phát triển trong năm ngoái. Không chỉ vậy, họ đã bổ sung thêm nhiều năng lượng sạch hơn các nền kinh tế phát triển, nâng công suất không carbon lên 114 gigawatts so với khoảng 63 gigawatt ở các nước giàu hơn.
Những phát hiện này cho thấy sự thay đổi từ một thập kỷ trước khi các quốc gia giàu có nhất thế giới chi phối đầu tư năng lượng tái tạo và triển khai các hoạt động. Theo báo cáo, nhiều quốc gia đang phát triển có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và chi phí thiết bị thấp hơn, làm các dự án năng lượng tái tạo mới trở nên rẻ hơn so với các nhà máy hóa thạch.
“Chỉ vài năm trước đây, một số người cho rằng các nước kém phát triển không thể, hoặc thậm chí không nên, mở rộng sản xuất điện với nguồn carbon bằng 0 vì chúng quá đắt”, Dario Traum, giám đốc dự án BNEF Climatescope cho biết trong một bài phát biểu. “ngày hôm nay, các quốc gia này đang dẫn đầu về chi phí khi nói đến triển khai, đầu tư, đổi mới chính sách và giảm chi phí”.
Thị trường mới nổi đã hạn chế tối đa công suất điện từ đốt cháy than kể từ năm 2006. Các nhà máy than mới ở những nước này giảm 38% so với năm ngoái, xuống còn 48 gigawatt vào năm 2017, tương đương với một nửa mức cao nhất năm 2015, theo BNEF.
Đối với khảo sát của Climatescope, BNEF tiến hành đánh giá các điều kiện thị trường năng lượng sạch đối với từng quốc gia. Các khoản đầu tư; cải cách chính sách hỗ trợ năng lượng sạch và sự cởi mở của các quốc gia đối với các nhà đầu tư quốc tế trên cơ sở sẵn có của sản xuất trong nước được cho điểm cao hơn. Cuộc khảo sát bao gồm 103 quốc gia, tăng so với 71 quốc gia trong báo cáo trước.
Các phát hiện khác bao gồm:
- Việc bổ sung năng lượng sạch tăng 20% ở các nước đang phát triển từ năm 2016, trong khi giảm 0,4% ở các nước giàu.
- Tài trợ mới cho công nghệ năng lượng sạch tại các thị trường mới nổi vẫn giữ nguyên ở mức 143 tỷ đô la kể từ khi giảm từ mức kỷ lục 178 tỷ đô la trong năm 2015, ngay cả khi giá của các công nghệ tiếp tục giảm.
- Sản lượng thực tế từ các nhà máy đốt than đã tăng 4% ở các nước đang phát triển, lên đến 6,4 terawatt-giờ, 1,93 gigawatt than đang được xây dựng ở các nền kinh tế đang phát triển, với 86% công suất theo kế hoạch tại Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Nam Phi, theo báo cáo, trích dẫn dữ liệu từ Coalswarm.
- Trong cuộc khảo sát, Chile đã thay thế Trung Quốc trở thành quốc gia ghi điểm cao hàng đầu do chính sách mạnh mẽ của chính phủ, một kỷ lục về đầu tư năng lượng sạch và cam kết hủy cacbon hóa mặc dù hạn chế mạng lưới, Ấn Độ là quốc gia điểm cao thứ hai (vào năm ngoái quốc gia này đứng vị trí thứ 5) , do những chính sách về năng lượng sạch đầy tham vọng.
- Trong các cuộc đấu giá về năng lượng tái tạo mang tính cạnh tranh, Trung Quốc giảm xuống đứng thứ bảy do các vấn đề về cắt giảm và giảm trợ cấp cho máy phát điện mặt trời, mặc dù đây là thị trường lớn nhất cho năng lượng sạch.